Trong bài viết này sẽ giới thiệu đất CLN là gì? và những nội dung liên quan đến việc thủ tục pháp lý liên quan đến đất cln.
Đất được phân loại như thế nào?
Đất được phân loại theo nhiều yếu tố khác nhau. Xét theo mục đích sử dụng đất được quy định trong thông tư 25/2015/TT-BTNMT của Luật đất đai năm 2013 thì đất bao gồm 3 nhóm chính sau:
– Nhóm đất nông nghiệp
– Nhóm đất phi nông nghiệp
– Nhóm đất chưa sử dụng
Từng nhóm đất được phân chia ra cụ thể như hình bên dưới.
Sơ đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng
Ký hiệu của từng loại đất: (Thông tư 25/2014/TT-BTNMT Quy định về bản đồ địa chính)
Nhóm đất Nông nghiệp | Nhóm đất phi nông nghiệp | Nhóm đất chưa sử dụng |
Đất chuyên trồng lúa nước: LUC | Đất ở tại nông thôn: ONT | Đất bằng chưa sử dụng: BCS |
Đất trồng lúa nước còn lại: LUK | Đất ở tại đô thị: ODT | Đất đồi núi chưa sử dụng: DCS |
Đất lúa nương: LUN | Đất xây dựng trụ sở cơ quan: TSC | Núi đá không có rừng cây: NCS |
Đất bằng trồng cây hàng năm khác: BHK | Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: DTS | |
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác: NHK | Đất xây dựng cơ sở văn hóa: DVH | |
Đất trồng cây lâu năm: CLN | Đất xây dựng cơ sở y tế: DYT | |
Đất rừng sản xuất: RSX | Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD | |
Đất rừng phòng hộ: RPH | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: DTT | |
Đất rừng đặc dụng: RDD | Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ: DTK | |
Đất nuôi trồng thủy sản: NTS | Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội: DXH | |
Đất làm muối: LMU | Đất xây dựng cơ sở ngoại giao: DNG | |
Đất nông nghiệp khác: NKH | Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác: DSK | |
Đất quốc phòng: CQP | ||
Đất an ninh: CAN | ||
Đất khu công nghiệp: SKK | ||
Đất khu chế xuất: SKT | ||
Đất cụm công nghiệp: SKN | ||
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: SKC | ||
Đất thương mại, dịch vụ: TMD | ||
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: SKS | ||
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: SKX | ||
Đất giao thông: DGT | ||
Đất thủy lợi: DTL | ||
Đất công trình năng lượng: DNL | ||
Đất công trình bưu chính, viễn thông: DBV | ||
Đất sinh hoạt cộng đồng: DSH | ||
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: DKV | ||
Đất chợ: DCH | ||
Đất có di tích lịch sử – văn hóa: DDT | ||
Đất danh lam thắng cảnh: DDL | ||
Đất bãi thải, xử lý chất thải: DRA | ||
Đất công trình công cộng khác: DCK | ||
Đất cơ sở tôn giáo: TON | ||
Đất cơ sở tín ngưỡng: TIN | ||
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: NTD | ||
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: SON | ||
Đất có mặt nước chuyên dùng: MNC | ||
Đất phi nông nghiệp khác: PNK |
Khái niệm đất CLN là gì?
Đất CLN hay còn gọi là đất trồng cây lâu năm. Là loại đất được sử dụng để trồng cây có thời gian sinh trưởng và phát triển hơn 1 năm.
Đặc biệt, những loài cây trồng có thời gian sinh trưởng và phát triển (từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch) ngắn nhưng vẫn được xếp vào cây trồng lâu năm bởi vì số lần thu hoạch được cho nhiều lần trong nhiều năm.
Trên bản đồ địa chính (theo thông tư 25/2014/TT-BTNMT) đất trồng cây lâu năm được thể hiện bằng cln nên để tiện hơn khi gọi người ta thường sử dụng ký hiệu CLN.
Đất cln để làm gì?
Đất CLN được sử dụng với mục đích trồng các loại cây trồng lâu năm khác nhau phục vụ nhu cầu lấy gỗ, làm nguyên liệu cho xuất khẩu, cây ăn trái, làm dược liệu,… Tùy theo đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết vùng miền mà mỗi vùng sẽ gắn liền với mỗi loại cây trồng khác nhau. Và giá trị chất lượng mang lại của những cây trồng là khác nhau. Ví dụ như khi nhắc đến địa danh Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang người ta thường nhắc đến một loại trái cây đặc sản đó là vải thiều.
Dựa vào những mục đích trên, có những loại cây trồng lâu năm cụ thể như sau:
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm:
Là loại đất CLN chuyên trồng cây công nghiệp như: cà phê, tiêu, điều, cao su, chè,…
Những sản phẩm của các loài cây trồng này là nguyên liệu rất gần gũi với từng gia đình, nên nhu cầu sử dụng nó khá lớn. Hơn nữa, đây là những loài cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, không phải quốc gia nào cũng trồng được. Nên cây công nghiệp lâu năm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Đất trồng cây ăn quả lâu năm:
Đất CLN để trồng cây ăn quả, có những loại trái cây mang tính mùa vụ, có những loại có quanh năm và đều trồng và thu hoạch trong nhiều năm nên được xếp vào đất CLN.
Các loại cây ăn quả theo mùa như: măng cụt, vú sữa, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc, vải, chôm chôm, nhãn,…
Các loại cây ăn quả có quanh năm như: cam, xoài tứ quý, bưởi, ổi…
Đất trồng cây dược liệu lâu năm:
Đất CLN để cung cấp nguồn dược liệu quý để bào chế ra nhiều loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Mặc dù mùa vụ thu hoạch của dược liệu có thể ít nhưng để ra được sản phẩm chất lượng, phải cần thời gian tích trữ dinh dưỡng ở những bộ phận của cây hoặc củ. Điều này mất phải nhiều năm nên chúng cũng được xếp là cây trồng lâu năm như: sâm Ngọc Linh, hồi, quế, sâm dây, …
Đất trồng cây gỗ lâu năm
Đất CLN để lấy gỗ và những mục đích sử dụng khác như cho bóng mát, cảnh quan đường phố.
Những loại cây này như: keo, bạch đàn, xà cừ, long não, lim xanh, lát hoa,…
Những cây lâu năm này sinh trưởng chậm, chăm sóc không quá vất vả như những loại cây ngắn ngày. Chỉ cần có mật độ trồng thích hợp, có kế hoạch chăm sóc định kỳ hợp lý sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
Đất CLN để trồng cây lấy gỗ cũng có thể trồng những loại cây ngắn ngày khác dưới tán để tận dụng nguồn đất.

Đất CLN có đặc điểm và vai trò như thế nào?
Đất CLN cũng như những loại đất khác đều có đặc điểm riêng của nó. Khi nắm được các đặc điểm của đất chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết loại đất và phân biệt nó với những loại đất khác.
Đất CLN có những đặc điểm như sau:
– Đất CLN thuộc nhóm đất nông nghiệp
– Có thời hạn sử dụng đất, không phải được sử dụng vĩnh viễn
– Đất CLN được chuyển đổi quyền sử dụng đất, hoặc chuyển nhượng đất cho người khác.
Vai trò của đất CLN:
– Vai trò trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người sử dụng đất CLN
Những cây trồng lâu năm cho ra những sản phẩm có giá trị cao hơn cây trồng ngắn ngày. Chẳng hạn như cây ăn quả lâu năm, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật sản phẩm cây trồng thì sẽ cho ra trái cây ngon, chất lượng tốt, thu hút nhiều lái buôn đến tại nơi thu mua.
Việc này cải thiện đời sống của người sử dụng đất CLN đáng kể, giúp nhiều hộ gia đình thoát được cảnh nghèo. Tuy nhiên, vừa trồng cây vừa cải tạo đất CLN sẽ là biện pháp nông nghiệp lâu dài và bền vững nhất.
– Mang lại giá trị về mặt mỹ quan, cải thiện ô nhiễm môi trường vì cây trồng lâu năm sẽ cho bóng mát, tạo cảnh quan xanh, và lọc không khí tạo môi trường trong sạch hơn.
Đất CLN không những là nơi của những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao mà còn mang lại giá trị về cảnh quan, bóng mát, thân thiện với môi trường. Cây trồng lâu năm đa phần là cây gỗ lớn, tán cao và rộng nên tạo bóng mát tương đối tốt. Cũng vậy, mảng xanh giúp tăng lượng oxi trong không khí, là một hệ thống lọc bụi tự nhiên rất tốt cho sức khỏe con người.
Phân biệt đất CLN với BHK và NHK
BHK và NHK là 2 nhóm đất trồng cây hằng năm. Những loại đất này khá giống nhau nên cần tìm hiểu để phân biệt chúng. Về mặt tên gọi chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào sự khác biệt giữa đất CLN với BHK và NHK.
Các loại đất này đều là đất nông nghiệp, đều có thể chuyển đổi quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
Đất CLN là loại đất dành để trồng cây lâu năm, thời gian từ khi hạt giống hay cây giống gieo trồng đến lúc thu hoạch sản phẩm thì phải mất nhiều năm (trên 1 năm).
Còn đất BHK và NHK là đất để trồng cây hằng năm, thời gian từ lúc trồng cây và thu hoạch ngắn hơn 1 năm, còn được biết đến là các loại cây trồng ngắn hạn, 1 năm có thể trồng được nhiều mùa vụ như các loại cây lương thực ngô, lúa, khoai, sắn, mía,…
Liệu đất vườn có phải là đất CLN không?
Đất vườn hiện tại chưa được định nghĩa ở trong văn bản luật. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề bất động sản, đất đai cần tránh hiểu nhầm đất vườn là đất CLN (trồng cây lâu năm).
Vì vậy theo tình hình thực tế, đất vườn có thể được hiểu là phần đất gắn liền với ngôi nhà có thể trồng cây ngắn ngày hoặc dài ngày. Tùy vào diện tích của đất vườn mà có được phép tách thửa theo quy định hay không, nó có thể thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nếu đủ điều kiện và được chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất CLN có được cấp phép để xây dựng nhà ở không?
Đây là vấn đề rất được quan tâm cho nhiều nhà đầu tư bất động sản để biết được việc mua bán đất có sinh lời hay không vì tiêu chí của đầu tư đó là lợi nhuận.
Nếu một khu đất CLN được xây dựng nhà ở mà không cần những thủ tục chuyển đổi gì khác thì người ta có cần chạy đua mua đất CLN và đất thổ cư hay không?
Để giải đáp được những vấn đề trên thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ về luật đất đai để tránh rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.
Theo luật đất đai năm 2013 thì việc xây dựng nhà ở trên đất CLN là không được phép. Trừ khi, mảnh đất đó được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Vì vậy, cần phải làm đúng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để chuyển từ đất CLN sang đất ở. Thế nhưng, còn tùy thuộc vào chính sách sử dụng đất của địa phương và diện tích đất muốn chuyển đổi mà việc xin chuyển nhượng đất có được hay không.
Các bước làm thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sang đất ở (thổ cư).
Để chuyển đổi từ đất CLN sang đất ở cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và tiến hành nộp và chờ phản hồi từ cơ quan chức năng. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị giấy tờ sau đây:
– Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn số 9/ĐK của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 về biến động đất đai.
– Sổ đỏ của khu đất CLN (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất CLN)
– Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD: bản sao có chứng thực của chủ đất CLN.
Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai quận huyện
Chủ đất CLN cần chuyển đổi mang những giấy tờ trên đến văn phòng đăng ký đất đai quận (huyện) nơi có đất để làm thủ tục chuyển đổi đất.
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ xem đã đầy đủ và hợp lệ chưa, xác minh thực tế khu đất nếu cần. Nếu hồ sơ đã được duyệt, thì cơ quan phải xác nhận mục đích sử dụng đất vào sổ đỏ và đơn đăng ký theo mẫu số 09/ĐK
Sau đó cơ quan sẽ làm các bước nghiệp vụ liên quan đến việc thay đổi trên hồ sơ địa chính.
Nhận lại sổ đỏ sau khi hoàn tất thủ tục
Sau khi hoàn tất thủ tục (15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ), chủ đất quay lại Văn phòng đăng ký đất đai quận (huyện) để thực nhận lại sổ đỏ.
Kết luận
Hiện tại quỹ đất đang dần eo hẹp, nhiều nhà đầu tư đang có chiến lược nhắm vào đất CLN để đầu tư dài hạn. Có thể là chuyển đổi mục đích sử dụng đất để kinh doanh bất động sản, hoặc mua để trồng cây lâu năm mang lại giá trị kinh tế cao.
Cho dù với múc đích sử dụng đất có khác nhau đi nữa thì cũng cần nghiên cứu kỹ từng khu đất để xác định, phân loại cho đúng để có định hướng và cách sử dụng phù hợp cho khu đất. Theo thông tin từ trumdatnen
Tham khảo thêm bài viết:
Có Nên Mua Đất Gần Sân Bay Hay Không ? Các Dự Án Đất Nền Sân Bay Nổi Bật