Làm Sổ Đỏ Hết Bao Nhiêu Tiền Và Thủ Tục Ra Sao?

0 Comments

Tháng Mười Hai 2, 2021 in Pháp Lý

Trong mua bán, thuê và sử dụng đất đai, ngoài các loại thủ tục giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị thì chi phí để làm các loại giấy tờ trên cũng rất được quan tâm. Đặc biệt, không thể không nhắc đến đó chính là chi phí làm sổ đỏ. Bởi làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như các loại lệ phí, tiền sử dụng đất, diện tích mảnh đất,… và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Cùng trumdatnen tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Làm Sổ Đỏ Hết Bao Nhiêu Tiền

Sổ đỏ là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu “làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền”, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm về sổ đỏ để hiểu hơn về loại giấy tờ này và tầm quan trọng của nó.

Sổ đỏ là tên gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Trumdatnen.com xin gọi ngắn gọn là Giấy chứng nhận).

Thay vì gọi một cái tên quá dài là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người dân thường gọi tắt loại giấy tờ này là sổ đỏ dựa vào màu sắc bên ngoài của nó.

Tuy nhiên, hiện nay mẫu Giấy chứng nhận mới nhất đang được áp dụng chung phạm vi cả nước có bìa màu hồng được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành từ ngày 10/11/2009.

Theo khoản 16, điều 3 của Luật Đất Đai năm 2013 có quy định như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Vì vậy, sổ đỏ là loại giấy tờ vô cùng quan trọng, có giá trị pháp lý cao để Nhà nước làm căn cứ pháp lý trong việc chứng minh, xác nhận quyền sở hữu hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Tại sao phải làm sổ đỏ?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm sổ đỏ, ta có thể thấy tầm quan trọng mà sổ đỏ mang lại. Trumdatnen.com xin đưa ra thêm những lợi ích của việc làm sổ đỏ để trả lời cho câu hỏi “vì sao phải làm sổ đỏ?”

Thứ nhất, sổ đỏ là căn cứ, giấy tờ xác nhận, chứng minh ai là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Thứ hai, sổ đỏ là cơ sở pháp lý để người có quyền sử dụng đất “thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, kế thừa, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất” khi thỏa các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 188 của Luật Đất đai năm 2013.

Thứ ba, sổ đỏ là điều kiện để người có quyền sử dụng đất “được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” theo điều 75 của Luật Đất đai năm 2013.

Thứ tư, sổ đỏ là căn cứ quan trọng để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng làm căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp đất đai.

Thứ năm, dựa vào phần mục đích sử dụng đất có trong sổ đỏ để xác định loại đất.

Cuối cùng, sổ đỏ không chỉ là cơ sở pháp lý để người có quyền sử dụng đất thực hiện các quyền được nhắc đến tại lí do thứ hai mà nó còn là thành phần hồ sơ quan trọng để đăng ký biến động khi thực hiện các quyền đó.

Các thủ tục và lệ phí để được cấp sổ đỏ

Chi phí phải nộp để được cấp sổ đỏ cao hay thấp tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Muốn yêu cầu cấp sổ đỏ thì người đề nghị phải nộp các khoản phí sau đây:

  • Lệ phí trước bạ.
  • Lệ phí cấp sổ.
  • Tiền sử dụng đất (nếu có).

Với các thửa đất cùng loại và cùng mục đích sử dụng thì lệ phí trước bạ và lệ phí cấp sổ được ấn định và thống nhất về giá.

Tiền sử dụng đất có thể có hoặc không và tùy vào từng trường hợp mà số tiền phải nộp là khác nhau nên cách tính có phần khá phức tạp.

Thông thường nếu trường hợp cấp sổ đỏ chỉ cần nộp lệ phí trước bạ và lệ phí cấp sổ thì chi phí tương đối thấp.

Nếu cấp sổ đỏ rơi vào trường hợp cần phải nộp cả ba chi phí là lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ và tiền sử dụng đất  thì chi phí tương đối cao.

Về lệ phí trước bạ:

Cách tính lệ phí trước bạ được quy định tại điều 5, 6, 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP và được bổ sung tại khoản 1, điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP của Chính phủ có công thức như sau:

Lệ phí trước bạ đối với đất = Mức thu lệ phí trước bạ x (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích).

=0.5% x (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích).

Trong đó: Bảng giá đất được UBND cấp tỉnh quy định và ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Diện tích là toàn bộ diện tích của khu đất yêu cầu cấp sổ đỏ (điều kiện toàn bộ diện tích khu đất phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế).

Lệ phí trước bạ đối với nhà = Mức thu lệ phí trước bạ x (Giá 1m2 nhà tại Bảng giá nhà x Diện tích) x Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà chịu lệ phí trước bạ.

=0.5% x (Giá 1m2 đất tại Bảng giá nhà x Diện tích) x Tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà chịu lệ phí trước bạ.

Trong đó: Bảng giá sàn nhà (giá thực tế 1m2 sàn nhà xây dựng mới) được UBND cấp tỉnh quy định và ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Tỷ lệ % chất lượng còn lại cả nhà chịu lệ phí trước bạ (được UBND cấp tỉnh quy định và ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Diện tích là toàn bộ diện tích sàn nhà bao gồm cả công trình phụ yêu cầu cấp sổ đỏ (điều kiện toàn bộ diện tích nhà phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức).

Về lệ phí cấp sổ đỏ:

Lệ phí cấp sổ đỏ phụ thuộc vào từng khu vực, mỗi Tỉnh và Thành phố đều có mức thu lệ phí cấp sổ đỏ là khác nhau.

Do lệ phí cấp sổ đỏ được HĐND cấp tỉnh quyết định theo khoản 5, điều 3 của Thông tư 85/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định.

Ví dụ: Trumdatnen.com mời mọi người tham khảo bảng giá thu lệ phí cấp sổ đỏ của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để thấy được sự khác nhau trong các khoản tiền phải nộp.

Lệ phí cấp sổ đỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Làm Sổ Đỏ Hết Bao Nhiêu Tiền

Lệ phí cấp sổ đỏ tại Hà Nội:

Làm Sổ Đỏ Hết Bao Nhiêu Tiền

Vì vậy, để tính lệ phí cấp sổ đỏ, mọi người nên tham khảo Nghị quyết do HĐND của từng tỉnh, thành phố ban hành quy định về lệ phí cấp sổ đỏ mà khu đất đang tọa lạc.

Về tiền sử dụng đất:

Tại khoản 21 điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 có quy định:

“Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”

Các căn cứ để tính tiền sử dụng đất theo điều 3 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP bao gồm:

Diện tích đất được Nhà nước giao, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Mục đích sử dụng đất.

Giá đất.

Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định và ban hành sẽ được áp dụng đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân được phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất trong hạn mức.

Trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà cá nhân, hộ gia đình sở hữu nhiều thửa đất thì được cộng dồn diện tích các thửa đất lại với nhau nhưng không được vượt quá quy định về diện tích đất trong hạn mức ở địa phương đó.

Cá nhân, hộ gia đình phải trung thực và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi kê khai diện tích các thửa đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở được áp dụng tính để thu tiền sử dụng đất.

Giá đất còn được quy định và điều chỉnh thông qua các phương pháp tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP khi thuộc vào các trường hợp được quy định cụ thể tại Nghị định này.

Nộp tiền sử dụng đất khi thuộc các trường hợp cụ thể sau:

Theo khoản 2, điều 101 luật Đất đai năm 2013 cá nhân, hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất nếu thỏa mãn 2 điều kiện.

Một là, từ trước ngày 01/07/2014 đất được sử dụng ổn định, không vi phạm luật đất đai.

Hai là, UBND cấp xã xác nhận đất không tranh chấp, phù hợp với các loại quy hoạch…

Theo điều 55 và điều 99 của luật Đất đai năm 2013 quy đinh cá nhân, hộ gia đình, tổ chức yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất

Một là, được giao đất ở.

Hai là, tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng các dự án nhà ở để bán hoặc cho thuê.

Ba là, người Việt Nam định cư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các dự án nhà ở để bán hoặc cho thuê trên phần đất được giao.

Bốn là, tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng nghĩa trang để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

Những lưu ý khi làm sổ đỏ

Hiện nay, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mới nhất đang được áp dụng chung phạm vi cả nước có bìa màu hồng được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành từ ngày 10/11/2009.

Tuy nhiên, mẫu Giấy chứng nhận cũ có bìa màu đỏ mà người dân vẫn hay gọi quen là Sổ đỏ được ban hành trước ngày 10/11/2009 không bắt buộc đổi sang mẫu mới và vẫn có giá trị pháp lý ngang mẫu mới.

Tại cùng một xã, phường, thị trấn, nếu người sử dụng đất đang dùng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

Muốn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận chung cho tất cả các thửa đất.

Người có tên trong sổ đỏ là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Vì vây, nếu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung thì phải ghi tất cả họ, tên của những người đồng sở hữu vào Giấy chứng nhận.

Ví dụ: Hai vợ chồng có tài sản chung là mảnh đất và trên mảnh đất có một căn nhà thì khi làm Giấy chứng nhận bắt buộc phải có họ và tên cả hai vợ chồng.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ghi tên một người do hai vợ chồng có thỏa thuận riêng với nhau. Nhưng nếu có tranh chấp xảy ra, người không có tên sẽ rất thiệt thòi.

Trong trường hợp này, nếu muốn cấp đổi sang Giấy chứng nhận mới để có đầy đủ họ tên những người đồng sở hữu tài sản chung thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận mới.

Kết luận

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là loại giấy tờ vô cùng quan trọng.

Các loại thủ tục, hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận là tương đối giống nhau tuy nhiên chi phí để làm sổ đỏ là khác nhau (tùy vào khu vực, loại đất,…).

Trumdatnen.com mong rằng đã đem đến nhiều thông tin bổ ích để mọi người có thể trả lời cho câu hỏi “làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?”.

Bài viết tham khảo:

About the author 

trumdatnen.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
Đăng ký nhận tin tức bất động sản qua email của bạn.
>