Nhà đất sổ hồng chung là gì luôn là vấn đề băn khoăn cho người mua vì tiềm ẩn nhiều rủi ro về tranh chấp và pháp lý. Tuy nhiên vì giá thành rẻ hơn so với các loại hình khác nên vẫn thu hút nhiều người tìm hiểu. Vì vậy để tránh rắc rối về sau người mua cần nắm rõ những lưu ý mà bài viết cung cấp dưới đây để được tách thửa riêng.

Sổ hồng chung là gì?
Sổ hồng chung hay còn gọi là sổ đồng sở hữu, tức là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hay nhà cửa, tài sản gắn liền với đất có từ hai chủ sở hữu không cùng huyết thống trở lên. Ví dụ các chủ sở hữu có cùng huyết thống như vợ chồng, con cái thì nhà nước quy định không phải sổ hồng chung.
Và vì sổ hồng chung đồng sở hữu nên mọi giao dịch mua bán, tặng, sang nhượng hay thế chấp phải có sự đồng ý của các bên sở hữu. Sổ hồng chung được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
Sổ hồng chung được cấp khi nào?
Sổ hồng chung thường được cấp khi tài sản là đất đai hay gắn liền với đất đai được hai chủ thể không cùng huyết thống cùng sở hữu như cùng góp tiền mua chung, hoặc là tài sản được bố mẹ để lại cho anh em mà chưa kịp tách, đều được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng chung công nhận hai chủ thể cùng có quyền.

Trường hợp khi mảnh đất quá nhỏ không đủ điều kiện để tách thửa theo quy định pháp luật nhưng chủ thể muốn giao dịch mua bán thì có thể tách và hợp nhất với đất của chủ thể khác để đủ điều kiện.
Rủi ro khi mua đất nhà có sổ hồng chung?
Vì là đồng sỡ hữu nên khi giao dịch mua bán đất đai thuộc sổ hồng chung thường gặp các vấn đề bất cập mà người mua cần lưu ý như sau
Không đủ điều kiện tách riêng
Không phải đất có sổ hồng chung nào cũng có thể thuận lợi yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tách sổ riêng được. Nếu mảnh đất có diện tích quá nhỏ không đảm bảo diện tích tối thiểu để tách theo quy định của pháp luật thì việc tách sổ là hoàn toàn bất khả thi. Vì vậy người mua cần xác định thửa đất có đủ điều kiện tách sau khi mua hay không.
Ngoài ra việc tách sổ cần được cơ quan xác minh, kiểm tra trong thời gian khá dài nên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình giao dịch mua bán, sang nhượng của chủ thể.
Khó khăn khi muốn chuyển nhượng
khi cần chuyển nhượng hoặc sang tên thì đất hoặc nhà có sổ hồng chung thường gặp khó khăn vì phải có sự đồng thuận từ tất cả các chủ sở hữu. Hơn nữa nhà có sổ chung sẽ không được thế chấp để vay vốn từ ngân hàng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Ngân hàng chỉ đồng ý khi sổ được tách rời, chủ thể sở hữu độc lập.
Dễ xảy ra tranh chấp
Vì tính chất sở hữu chung nên đất hay tài sản gắn với đất sẽ dễ gây ra tranh chấp giữa các chủ thể. Nhất là khi các chủ thể cùng đầu tư, khai thác và hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư, ai cũng mong muốn mang lợi ích về cho bản thân. Vì vậy nếu không có sự thỏa thuận hợp lý thống nhất từ đầu giữa các bên thì rất dễ xảy ra tranh chấp về sau này.
Lưu ý khi mua đất sổ hồng chung?
Dù đất hay nhà sổ hồng chung tiềm ẩn nhiều rủi ro cao tuy nhiên lại có lại có ưu điểm là có giá thành rẻ hơn so với sổ hồng riêng, phù hợp với những người thu nhập trung bình, bị hạn chế về vấn đề tài chính. Vì vậy đất sổ hồng chung vẫn thu hút nhiều người mua. Tuy nhiên để tránh rắc rối tiền mất tật mang người mua cần lưu ý các điểm sau:
Hợp đồng pháp lý rõ ràng
Đất đai và nhà là tài sản mang giá trị lớn nên bất cứ giao dịch nào cũng cần chú ý đến pháp lý để bảo đảm quyền lợi cả hai bên. Đặc biệt là đất và nhà sổ hồng chung thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vì vậy bất cứ giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất và nhà sổ hồng chung cần thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật Nhà nước và được cơ quan thẩm quyền xác minh. Nếu không khi xảy ra tranh chấp Tòa án sẽ không có căn cứ để xử lý. Do đó người mua sẽ chịu thiệt 100% nếu bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hóa đơn kiện. Đây cũng là kẽ hở để kẻ xấu lừa đảo những người mua thiếu kinh nghiệm.
Các giấy tờ giao dịch phải đầy đủ thông tin, chi tiết và rõ ràng, không nên viết tay. Tốt nhất nên dùng các bản in theo khuôn mẫu mà Nhà nước cung cấp.
Không nên mua đất/nhà sổ hồng chung thuộc diện quy hoạch
Một lưu ý quan trọng đó là người mua cần tìm hiểu kĩ khu vực mua để tránh các khu đất hay nhà vướng trong diện quy hoạch các công trình của nhà nước không? Ví dụ như Trường học, bệnh viện nhà nước, công viên… Để tránh mất trắng cả khu đất vì bị giải tỏa khi Nhà nước thực hiện quy hoạch dự án. Để tìm hiểu người mua có thể đến các văn phòng nhà đất hoặc ủy ban khu vực để xác định bản đồ giải tỏa trong khu vực.

Tình trạng khu đất
Trước khi quyết định mua khu đất hay nhà sổ hồng chung, người mua cần kiểm tra đo đạc diện tích thật của khu đất dự định mua. Có đủ điều kiện tách thửa theo quy định hoặc tham gia các giao dịch, sang nhượng sau khi mua được không.
Tình trạng tranh chấp
Người mua nên dành thời gian tìm hiểu về khu đất hay căn nhà dự định mua bằng cách hỏi thăm xung quanh để xác định tình trạng khu đất có đang vướng tranh chấp giữa các bên sở hữu, hay đã hoặc đang thế chấp không để tránh vướng phải rắc rối không đáng có.
Tìm hiểu thêm: Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003 (sửa đổi, bổ sung 2010)
Sổ hồng chung có tách riêng được không?
Khi mua những khu đất có sổ chung, người mua luôn có nguyện vọng được tách sổ để yên tâm về tài sản cá nhân của mình.Theo quy định của pháp luật người muốn tách sổ bắt buộc làm các thủ tục theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường gồm: đơn xin đề nghị tách thửa và Giấy chứng nhận đã cấp bản gốc. Tuy nhiên, đất khi tách thửa phải đáp ứng điều kiện diện tích mà Nhà nước đã quy định.
Chi phí tách sổ hồng chung hiện nay ?
Theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi tách sổ hồng chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ có khuôn mẫu theo quy định và nộp đến Văn phòng đăng ký đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc nộp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại đây chủ sở hữu sẽ được văn phòng đăng kí đất đai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong vòng 15 đến 25 ngày.
Hiện nay lệ phí quy định tách sổ hồng chung sang sổ hồng riêng được tính theo từng bước nhu sau:
Chi phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc tài sản gắn liền với đất: 100.000 đồng đối với cấp giấy mới. Nếu chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất không kèm nhà hoặc tài sản gắn liền thì mức thu chỉ 25.000 đồng.
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất chủ sở hữu phải chi trả thêm các chi phí đo đạc, thẩm định địa chính từ 1.800.000 đến 2.000.000 đồng theo giá của bên tổ chúc đo đạc
Chi phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai: 28.000 đồng/1 lần.
Chi phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: 15.000 đồng/1 lần.
Kết luận
Để bảo vệ quyền lợi bản thân và tài sản có giá trị lớn như đất đai nhà cửa, người mua cần nắm rõ quy định của Nhà nước về luật đất đai cũng như cẩn thận khi giao dịch mua bán. Đặc biệt là lưu ý các vấn đề khi dự định mua đất hoặc nhà sổ hồng chung để tránh rủi ro mà loại hình này mang lại. Theo thông tin từ trumdatnen
Tham khảo bài viết: