Lễ về nhà mới (hay còn được gọi là thủ tục nhập trạch) là một nghi thức truyền thống quan trọng của cha ông ta được lưu truyền từ ngàn đời. Vậy, về nhà mới cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng trumdatnen.com giải đáp những điều cần làm trước khi về nhà mới để đem lại tài lộc, bình an cho gia đình nhé!
Tại sao phải chuẩn bị trước khi về nhà mới?
Theo quan niệm tâm linh từ thời xa xưa, mỗi vùng đất đều có thần linh cai quản (gọi là Thần Tài – Thổ Địa). Vì vậy, trước khi về nhà mới, gia chủ phải làm lễ nhập trạch để xin phép các thần linh chứng giám, chấp thuận cho gia đình gia chủ dọn về nhà mới. Đồng thời, gia chủ mượn lễ nhập trạch để thờ cúng tổ tiên, Thần Tài – Thổ Địa ở nhà cũ, xin phép chuyển họ đến nhà mới để được gia đạo tiếp tục phù hộ.
Về nhà mới cần những chuẩn bị gì?
Hiểu rõ ý nghĩa của lễ về nhà mới, gia chủ cần chuẩn bị gì để tỏ lòng thành kính với mong muốn được các thần linh phù hộ? Dưới đây là những điều cần chuẩn bị khi về nhà mới một cách thành tâm và đúng quy trình nhất:
Chọn hướng để đặt ban thờ khi về nhà mới
Một ban thờ chuẩn phong thủy giúp gia đình gia chủ vừa tránh những điều đại kỵ, kém may mắn, vừa mang đến những điều an lành, vượng khí. Vì vậy, chọn hướng tốt để đặt ban thờ khi về nhà là điều cần thiết nên làm. Mỗi gia đình sẽ có vị trí đặt ban thờ khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau: tuổi của gia chủ, hướng nhà, đối tượng thờ cúng,… nhưng phải đảm bảo thỏa mãn và hài hòa đủ ba yếu tố sau đây:
- Hướng tốt: theo quan niệm phong thủy, hướng đặt ban thờ nên là “Tọa cát – hướng cát” hoặc “tọa hung hướng cát”. Vậy nên, đặt ban thờ nên đặt ở những hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị và nên tránh những hướng xấu như: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát. Ngoài ra, gia chủ tuyệt đối không đặt bàn thờ ngược hướng nhà và tránh những hướng xấu là Đông Bắc và Tây Nam. Ngoài ra, nên kết hợp xem xét những hướng tốt theo mệnh của gia chủ.
- Vị trí tốt: ban thờ là nơi tâm linh nhất trong gia đình nên cần được đặt ở những nơi thanh tịnh, trang nghiêm nhất để thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với gia tiên, giúp gia đình được che chở, phù trợ, đón nhiều tài lộc may mắn, và bình an hạnh phúc.
- Công năng – thẩm mỹ tốt: Theo không gian kiến trúc truyền thống của người Việt, nhà có ba hoặc năm gian thì bàn thờ thường được đặt ở gian chính giữa và trông thẳng ra cửa chính để tiếp đón sinh khí, tài lộc vào gia đình. Đối với những ngôi nhà hiện đại thì nên đặt ban thờ ở vị trí trung tâm hay vị trí cao nhất trong căn nhà – nơi yên tĩnh, thoáng đãng và riêng tư nhất.
Chọn ngày tốt khi về nhà mới
Theo quan niệm của người Việt, trước khi dọn về nhà mới, chúng ta phải xem ngày lành tháng tốt rồi mới được dọn vào ở. Ngày tốt để dọn về nhà mới thường dựa theo 2 yếu tố chính đó là dựa vào ngày, giờ đẹp âm lịch và ngày tháng năm sinh của gia chủ. Theo phong thủy, gia chủ nên chọn ngày “Thủy” và tránh ngày “Hỏa”. Ngoài việc chọn ngày tháng tốt, bạn cũng cần phải chú ý đến giờ tốt, giờ đẹp trong ngày. Thông thướng gia chủ sẽ chọn những giờ từ sáng cho tới 3 giờ chiều là tốt nhất. Khi chúng ta chuyển nhà vào buổi tối, đặc biệt là vào ban đêm sẽ thu hút chướng khí sẽ không tốt cho gia chủ và gia đình. Chọn ngày đẹp dựa theo ngày tháng năm sinh của gia chủ cũng rất quan trọng. Nên chọn những ngày hợp với tuổi của gia chủ.
Chuẩn bị mâm lễ cúng khi về nhà mới
Tùy theo tình hình kinh tế hoặc phong tục, văn hóa vùng miền mỗi gia đình, gia chủ có thể chọn cúng mặn hay cúng chay. Nhìn chung, khi thực hiện lễ cúng khi nhà mới, bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau:
- Rượu, thuốc
- Gà (hoặc có thể thay bằng thịt lợn luộc, thịt chân giò, giò)
- 1 mâm cơm canh có 3 món mặn (cúng gia tiên)
- Hương, các loại hoa cúng, nến 2 cây, trà, ngũ quả, trầu cau
- 1 đĩa bánh kẹo
- 1 đĩa gạo, muối
- Vàng mã
Ngoài ra, đối với các mâm cơm cúng chay, bạn có thể chuẩn bị các món chay như: nem chay, rau củ xào chay, canh nấm chay, xôi, chè…
Bài văn khấn khi chuẩn bị về nhà mới
Văn khấn thể hiện sự thành tâm, cẩn cáo với các vị thần linh, thổ địa, cầu mong sức khỏe, bình an cho mọi người trong gia đình. Có hai bài văn khấn, gia chủ cần chuẩn bị khi về nhà mới:
-
Văn khấn Thổ Công nhập trạch
Trước khi dọn vào nhà mới, gia chủ phải xin phép Thổ Công, thần linh đang cai quản tại đây, để được chấp thuận, cho phép dọn về nhà mới. Cụ thể, nguyên văn bài cúng lễ khấn Thổ Công như sau:
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con xin thành tâm kính lạy chín phương Trời, và các vị Chư Phật mười phương. Con đồng kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ và các chư vị Tôn thần.
Con xin kính lạy Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, tất cả các vị thần linh cai trị tại đất này.
Con tên là:…, tuổi mệnh (ví dụ: sinh năm Nhâm Thân 1992,…)
Hôm nay, nhân dịp ngày lành tháng tốt, ngày… tháng… năm…. (nhằm ngày…. tháng… năm… âm lịch), gia đình chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa, ngũ quả, trầu cau, xin được kính cẩn, tâu trình đến các chư vị thần linh:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo
Gia đình của chúng con vừa mới tích cóp xây cất (mua được/thuê được) ngôi nhà tại địa chỉ này là… Nay công trình đã được sửa sang tươm tất, mọi sự đã được hoàn thành, chúng con cũng đã chọn được hôm nay là ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị Thần linh quy tụ về nơi đây thụ hưởng lễ vật, soi xét cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, lập bát hương thờ cúng thần linh.
Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại… để được tiếp tục thờ phụng, báo hiếu.
Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù trì cho gia đình chúng con làm ăn phát đạt, an khang, thịnh vượng!
Gia đình chúng con cũng xin được mời những vong linh phảng phất, các linh hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Cúi mong ơn đức cao dầy các vị bề trên, thương xót phù hộ độ trì cho gia đình chúng con ăn nên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đình thuận hòa, xua đuổi những điều xui rủi, đón nhận những điều may mắn.
Chúng con tuy là lễ bạc nhưng tâm thành, xin cúi đầu kính lễ, mong được các chư vị thần linh chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
-
Văn khấn gia tiên nhập trạch
Sau khi đọc Văn khấn Thổ Công nhập trạch nhà mới, gia chủ tiếp tục đọc văn khấn nhập trạch gia tiên. Văn khấn này để xin phép thần linh rước vong linh Gia Tiên nhà mình về nơi ở mới này để con cháu tiếp tục thờ cúng. Nội dung bài văn khấn gia tiên nhập trạch như sau:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin kính lạy liệt tổ liệt tông… (họ của ông bà, tổ tiên) gia tại thượng,
Đồng kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại gia tiên linh (tên cụ thể của người đưa về thờ cúng).
Hôm nay, nhân dịp ngày lành tháng tốt, ngày… tháng… năm…. (nhằm ngày…. tháng… năm… âm lịch), chúng con vừa dọn đến nơi mới ở địa chỉ:…
Nhờ hồng phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ, gia đình chúng con đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay, chúng con cũng đã sắm sửa lễ vật, hương hoa, ngũ quả, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang kính dâng trước án. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, thương xót con cháu, quy tụ về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, mạnh khỏe, gia đình thuận hòa, cuộc sống hạnh phúc, mọi việc thuận lợi, sự nghiệp hanh thông.
Chúng con cũng xin được thành tâm rước tổ tiên về địa chỉ mới… để tiếp tục được thờ phụng, thể hiện đạo hiếu “Uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với tổ tiên.
Chúng con tuy là lễ bạc nhưng tâm thành, xin cúi đầu kính lễ, mong được các vị tổ tiên chứng giám.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật”.
Gia chủ chú ý đọc thành tiếng, rõ ràng, chính xác câu chữ, liền mạch bài cúng nhập trạch về nhà mới để thể hiện sự thành tâm, không được qua quýt cho qua. Đến đây, gia đình gia chủ có thể chuyển vào nhà mới và được các thần linh, gia tiên phù hộ.
Các vật dụng cần chuẩn bị khi về nhà mới
Khi dọn về ngôi nhà mới, ngoài việc mang theo bàn thờ cùng với nhiều đồ bày trí giống như bát hương hoặc đồ cúng nhằm thực hiện lễ cúng nhập trạch như đã liệt kê bên trên, gia chủ cũng cần chuẩn bị những vật dụng sau đây:
- Mang theo chiếu cũ hoặc đệm cũ (các đồ đang còn sử dụng) sang nhà mới trong ngày nhập trạch: khai thông khí, đánh thức ngôi nhà, khởi đầu cho một cuộc sống mới.
- Bếp hoặc lửa (bếp ga, bếp dầu): để tăng dương khí, xua đuổi những tà khí, nhiều nguồn năng lượng xấu cho ngôi nhà.
- Ngoài ra nên chuẩn bị một chiếc chổi, gạo với mong muốn mang tài lộc, no đủ đến nhà mới.
Những lưu ý khi về nhà mới
Những điều nên làm khi về nhà mới
Trước khi về nhà mới, cúng lễ nhập trạch, gia chủ nên lau chùi, dọn dẹp căn nhà để khử mùi, mang đến cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ nhập trạch, gia chủ nên xông nhà để xua đi chướng khí, đón chào những điều tốt lành.
Những điều tối kỵ khi về nhà mới
- Khi về nhà mới, nếu làm lễ chuyển nhà mà gia chủ chưa ở ngay thì cũng nên nán lại ngủ ở đó một đêm.
- Không nên để phụ nữ có thai tham gia dọn dẹp nhà mới. Trong trường hợp bắt buộc phải dọn dẹp thì phải sắm một cái chổi lau dọn, quét qua một lượt rồi mới chuyển đến nhà mới.
- Tránh để người tuổi hổ dọn nhà, vì tuổi này có thể mang tới điều dữ, không lành cho gia chủ khi về nhà mới.
- Tránh chuyển nhà vào buổi tối: Như đã nói ở trên chọn thời gian chuyển nhà mới nên là từ sáng đến 3 giờ chiều, không nên chuyển vào buổi tối.
- Tránh những cãi vã, ồn ào hay nói những điều tiêu cực.
- Tránh làm vỡ hay hỏng hóc đồ đạc.
Kết luận
Chuẩn bị về nhà mới là việc làm vô cùng ý nghĩa và quan trọng đối với nhiều gia đình. Điều này như một khởi đầu tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, tiền tài cũng như sức khỏe của gia chủ. Trên đây, trumdatnen.com đã giải đáp những điều cần làm trước khi về nhà mới! Hi vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn trong việc chuẩn bị về nhà mới một cách chu đáo, đầy đủ nhất để đón nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình!
Bài viết khác: Đất Công Cộng Đô Thị Là Gì? Kiến Thức Cần Biết Về Đất Công Cộng Đô Thị